Viết CV xin thực tập chuẩn với những chỉ dẫn chi tiết từ chuyên gia

01/08/2024

Viết CV xin thực tập là bước quan trọng đầu tiên để mở ra cánh cửa sự nghiệp cho sinh viên và những người mới tốt nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những chỉ dẫn chi tiết từ các chuyên gia, giúp bạn nắm vững cách viết CV xin thực tập chuẩn và hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo nhé.

cv-thuc-tap.jpg

I. CV xin thực tập khác gì CV xin việc thông thường?

CV xin thực tập và CV xin việc thông thường có một số điểm khác biệt quan trọng:

- Mục tiêu nghề nghiệp: CV xin thực tập thường nhấn mạnh vào mục tiêu học hỏi và phát triển kỹ năng, trong khi CV xin việc nhấn mạnh vào sự đóng góp của ứng viên cho công ty dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng sẵn có.

- Kinh nghiệm làm việc: CV xin thực tập thường ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc chính thức. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào các dự án học tập, hoạt động ngoại khóa hoặc công việc bán thời gian.

- Trình độ học vấn và khóa học: Trong CV xin thực tập, trình độ học vấn và các khóa học liên quan thường được đặt lên trước để làm nổi bật sự chuẩn bị học thuật và sự phù hợp với vị trí thực tập.

II. Hướng dẫn tạo CV thực tập nhanh chóng và hiệu quả

Bước 1: Truy cập đường link tạo CV online

Bước 2: Ở góc bên phải màn hình, lựa chọn các tiêu chí phù hợp

cv-thuc-tap-1

Bạn có thể chọn CV tùy theo số năm kinh nghiệm, ngôn ngữ cũng như style thiết kế sao cho phù hợp với thông tin, thể hiện được "cái riêng" của bản thân để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bước 3: Khi đã tìm được mẫu CV phù hợp nhất, hãy điền đầy đủ những thông tin cần thiết 1 cách ngắn gọn, súc tích.

cv-thuc-tap-2

Bạn có thể tùy chỉnh màu sắc cũng như các phần đề mục sao cho đáp ứng đủ những yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra. Đặc biệt với công cụ tạo CV Pro, JobOKO có cả những hướng dẫn cụ thể, giúp bạn dễ dàng hoàn thiện thông tin 1 cách nhanh chóng nhất.

Bước 4: Sau khi hoàn thiện các thông tin cần thiết, hãy đặt tên, lưu và tải CV để sử dụng.

cv-thuc-tap-3

Dựa vào CV của bạn, hệ thống sẽ chọn lọc và đề xuất những công việc phù hợp nhất, tự động kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng tiềm năng. Với hơn 100.000 việc làm mỗi tháng từ các công ty lớn, bạn có thể dễ dàng tìm được công việc chất lượng mà không cần tốn quá nhiều thời gian và công sức.

III. CV xin thực tập cần bao gồm những thông tin gì?

CV xin việc nói chung và CV xin thực tập nói riêng đều gồm 3 phần chính. Ở mỗi phần sẽ có những thông tin tương ứng, phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.

1. Phần đầu

Ảnh profile:

Đính kèm một bức ảnh chụp chân dung chuyên nghiệp, rõ nét và thân thiện để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận diện bạn.

Thông tin cơ bản và liên hệ:

Bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại và email. Đảm bảo rằng thông tin liên hệ của bạn là chính xác và cập nhật để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc.

Mục tiêu nghề nghiệp:

Đây là phần bạn nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn trong CV của mình. Bạn cần thể hiện được sự đam mê và mong muốn phát triển trong lĩnh vực bạn đang ứng tuyển. Hãy viết ngắn gọn, cụ thể và hướng tới vị trí thực tập mà bạn đang nhắm tới.

2. Phần trọng tâm

Trình độ học vấn:

Liệt kê thông tin về trường học, chuyên ngành, các khóa học liên quan và thành tích học tập (nếu có). Bạn cũng có thể đề cập đến các dự án hoặc luận văn tốt nghiệp nếu chúng liên quan đến vị trí thực tập.

Kinh nghiệm làm việc:

Mặc dù bạn có thể chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc chính thức, nhưng hãy liệt kê các công việc bán thời gian, thực tập trước đây hoặc các dự án cá nhân mà bạn đã tham gia. Mô tả cụ thể công việc, trách nhiệm và những kỹ năng bạn đã học được.

Kỹ năng chuyên môn:

Liệt kê các kỹ năng chuyên môn liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, chẳng hạn như kỹ năng sử dụng phần mềm, kỹ năng lập trình, hoặc bất kỳ kỹ năng đặc thù nào mà bạn đã học được từ quá trình học tập và làm việc.

3. Phần cuối

Sở thích:

Đề cập đến một vài sở thích cá nhân để nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về bạn. Chọn những sở thích có liên quan hoặc thể hiện tính cách, kỹ năng mềm của bạn.

Các hoạt động xã hội:

Liệt kê các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hoặc các tổ chức mà bạn đã tham gia. Điều này cho thấy bạn là người năng động và có tinh thần cộng đồng.

Ngoại ngữ:

Nếu bạn biết nhiều hơn một ngôn ngữ, hãy liệt kê ra và nêu rõ mức độ thông thạo. Đây là điểm cộng lớn cho CV của bạn.

Người tham chiếu:

Cung cấp thông tin liên lạc của người tham chiếu như giảng viên, người quản lý cũ hoặc người có uy tín có thể xác nhận về kỹ năng và thái độ làm việc của bạn.

IV. Làm cách nào để viết CV xin thực tập thật thu hút?

- Tùy chỉnh CV cho từng vị trí ứng tuyển: Đọc kỹ yêu cầu công việc và điều chỉnh CV của bạn sao cho phù hợp với từng vị trí cụ thể. Chọn lọc những kinh nghiệm và kỹ năng liên quan nhất để làm nổi bật.

- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và súc tích: Tránh viết dài dòng, rườm rà. Hãy dùng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu và trực tiếp vào vấn đề.

- Trình bày gọn gàng, chuyên nghiệp: Sử dụng một định dạng rõ ràng, dễ đọc với các tiêu đề rõ ràng cho từng phần. Tránh sử dụng quá nhiều màu sắc và font chữ phức tạp.

- Nêu bật các thành tích và kỹ năng: Đừng ngại nêu bật những thành tích học tập, kỹ năng và dự án bạn đã hoàn thành. Những thành tựu này sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn.

- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp: CV của bạn cần phải hoàn hảo về ngữ pháp và chính tả. Kiểm tra kỹ trước khi gửi để tránh những sai sót không đáng có.

- Sử dụng các từ khóa liên quan: Đọc kỹ mô tả công việc và sử dụng các từ khóa liên quan trong CV của bạn. Điều này không chỉ giúp CV của bạn dễ dàng được tìm thấy mà còn cho thấy bạn hiểu rõ yêu cầu công việc.

- Đính kèm thư xin việc: Một bức thư xin việc ngắn gọn, súc tích và thể hiện được sự nhiệt tình, mong muốn học hỏi sẽ là điểm cộng lớn cho hồ sơ của bạn.

Trên đây là những điều bạn cần biết khi viết CV xin thực tập. Hãy nhớ rằng vị trí thực tập tuy không yêu cầu quá cao nhưng bạn vẫn nên thường xuyên trau dồi bản thân hơn, đặc biệt về thái độ làm việc để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Từ đó thành công bắt đầu chinh phục sự nghiệp nhé.