Giới thiệu
07/11/2022
Trường Đại học Thương mại là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.
Tòa Thư viện Trường Đại học Thương mại
I. Các lĩnh vực đào tạo:
Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Du lịch, Thương mại điện tử...tại Việt Nam.
1. Các ngành/chuyên ngành đào tạo hệ cử nhân:
Ngành Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Quản trị kinh doanh |
+ Quản trị kinh doanh (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
+ Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh |
+ Tiếng Pháp thương mại |
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên ngành Tiếng Trung thương mại |
Ngành Quản trị khách sạn, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Quản trị khách sạn |
+ Quản trị khách sạn (CTĐT ĐHNN) |
+ Quản trị khách sạn (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành |
+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (CTĐT ĐHNN) |
Ngành Marketing, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Marketing thương mại |
+ Marketing thương mại (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
+ Marketing số |
+ Quản trị thương hiệu |
Ngành Kế toán, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Kế toán doanh nghiệp (Chất lượng cao) |
+ Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW CFAB (CTĐT IPOP) |
+ Kế toán công |
Ngành Kiểm toán, chuyên ngành Kiểm toán |
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng |
+ Logistics và xuất nhập khẩu (CTĐT IPOP) |
Ngành Kinh doanh quốc tế, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Thương mại quốc tế |
+ Thương mại quốc tế (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
Ngành Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế |
Ngành Luật Kinh tế, gồm các chuyên ngành: |
+ Luật Kinh tế |
+ Luật Thương mại quốc tế |
Ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Tài chính - Ngân hàng thương mại |
+ Tài chính - Ngân hàng thương mại (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
+ Tài chính công |
+ Công nghệ Tài chính ngân hàng |
Ngành Thương mại điện tử, gồm các chuyên ngành: |
Quản trị Thương mại điện tử |
Kinh doanh số |
Ngành Hệ thống thông tin quản lý, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Quản trị Hệ thống thông tin |
+ Quản trị Hệ thống thông tin (CTĐT ĐHNN) |
Ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại |
Ngành Quản trị nhân lực, gồm các chuyên ngành (CTĐT): |
+ Quản trị nhân lực doanh nghiệp |
+ Quản trị nhân lực doanh nghiệp (CTĐT IPOP, Chất lượng cao) |
Ngành Kinh tế số, chuyên ngành Phân tích kinh doanh trong môi trường số |
2. Các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:
- Kế toán;
- Kinh doanh thương mại;
- Quản lý kinh tế;
- Quản trị kinh doanh;
- Tài chính - Ngân hàng;
- Quản trị Nhân lực.
3. Các chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ:
- Kế toán;
- Kinh doanh thương mại;
- Quản lý kinh tế;
- Quản trị kinh doanh;
- Tài chính - Ngân hàng;
- Quản trị Nhân lực.
Sinh viên Trường Đại học Thương mại
II. Quy mô đào tạo:
Quy mô đào tạo của Nhà trường hiện nay trên 24.000 sinh viên và học viên, trong đó:
- Trình độ đại học: khoảng 4200 sinh viên chính quy/năm.
- Trình độ thạc sĩ: khoảng 700 học viên cao học/năm.
- Trình độ tiến sĩ: khoảng 70 nghiên cứu sinh/năm.
III. Thành tích:
Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao.
Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thương mại đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như:
- Đơn vị Anh hùng Lao động (2010);
- Huân chương Độc lập hạng nhất (2014);
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008);
- Huân chương Độc lập hạng Ba (2000);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1995);
- Huân chương Lao động hạng Nhất (1984);
- Huận chương Lao động hạng Ba (1980);
- Huân chương Chiến công hạng Ba (1972);
- Huân chương Hữu nghị Hạng nhì của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1999).