Xu hướng ngành nghề 4.0

01/01/2022

Công nghiệp 4.0 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, các vấn đề như sức khỏe, dân số già, thiếu lương thực, biến đổi khí hậu, ô nhiễm hiện nay đang dần được giải quyết bằng ứng dụng của công nghiệp 4.0 trong hầu hết các lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến nông sản thực phẩm, từ điện tử đến ô tô & hàng không vũ trụ, từ hóa chất đến vận tải & hậu cần, nghiên cứu,...

Công nghiệp 4.0 cũng thay đổi cách làm việc của mọi người trên thế giới. Nhiều công việc thủ công sẽ trở nên tự động hóa, không những vậy, điều này cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh,... Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.

1. Một số thay đổi trong thời đại 4.0

Internet hiện đang đóng vai trò là cầu nối giữa máy móc và con người. Vì thế, việc giữ nguyên mô hình làm việc truyền thống sẽ không còn khả thi đối với các cá nhân, tổ chức và tập đoàn. Giờ đây, mọi thứ đều liên quan đến điện thoại thông minh, nhà thông minh, ô tô thông minh, thực tế ảo, thu thập và phân tích dữ liệu trong thời gian thực, và robot. Ngay cả trong những công ty không liên quan đến công nghệ như Kế toán, Luật,... vẫn có sự thay đổi với sự ảnh hưởng của thời đại 4.0 bằng các ứng dụng như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud).

Một số những thay đổi lớn có thể thấy hiện nay chính là:

  • Thay đổi trong cách doanh nghiệp làm việc với các phần mềm, máy tính, hệ thống POS, Internet, hệ thống nhắn tin, khiến doanh nghiệp vận hành có tổ chức, tiết kiệm thời gian quản lý và quản lý chính xác hơn các hoạt động đang diễn ra trong công ty.
  • Những yếu tố vật lý bên ngoài cũng dần thay đổi, ngày nay chúng ta không thể sống thiếu sự kết nối với ít nhất một thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính hoặc làm việc trong một tòa nhà được trang bị các vật dụng thông minh. Những ứng dụng của công nghệ 4.0 đã dần hòa nhập vào thế giới mà chúng ta đang sử dụng và sinh sống hằng ngày.
  • Thông tin và dữ liệu - thay vì xem xét thông tin dữ liệu một cách thủ công, công nghệ kỹ thuật có thể giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn thông qua tìm hiểu các hành vi thường ngày và cung cấp dữ liệu, thông tin được cá nhân hóa cho chúng ta ngay lập tức.
  • Giao tiếp - mục đích chính của công nghiệp 4.0 là giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả, nhanh hơn và kịp thời hơn với nhau bằng cách truy cập, xử lý, thu thập và phân tích dữ liệu và dựa trên thông tin liên lạc của chúng ta.

Có thể nói, đây là thời kỳ chuyển tiếp khi chúng ta đang chuyển đổi từ thế giới vật chất sang thế giới kỹ thuật số. Vì thế, những người hiểu được cách thức làm việc trong nền công nghiệp 4.0 thật sự rất cần thiết, họ thực hiện các công việc phù hợp để không làm gián đoạn hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đó là lý do nhiều ngành nghề được phát triển rộng rãi và có tầm quan trọng lớn trong thời đại 4.0.

2. Các ngành nghề đang phát triển

2.1. Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin triển vọng trong tương lai sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia dựa trên thực trạng phát triển của ngành nghề này trong những năm gần đây. Một số vị trí trong ngành Công nghệ thông tin đang là xu hướng trong những năm gần đây là:

  • Nhân viên IT: là người đánh giá hệ thống mạng, thực hiện công việc bảo trì/bảo dưỡng, xử lý các vấn đề liên quan đến mạng Internet, hỗ trợ cài đặt phần mềm, các vấn đề phần cứng với máy tính, laptop... Vị trí việc làm này có thể tìm thấy được ở bất cứ công ty, tổ chức nào - dù là công ty cung cấp dịch vụ hay làm việc trong phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm của nhân viên IT luôn rộng mở, tuy nhiên đòi hỏi ứng viên phải sở hữu những kỹ năng, bằng cấp nhất định.
  • Lập trình viên: Vai trò phổ biến nhất khi nói về các việc làm ngành CNTT là lập trình viên. Bạn có thể học và làm chuyên sâu theo ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, .NET hoặc theo hệ điều hành Android, iOS, theo hướng lập trình web hoặc game...
  • Nhân viên quản trị mạng: phụ trách các công việc hàng ngày liên quan đến mạng máy tính. Họ phải xác định nhu cầu sử dụng của công ty và cài đặt các phần cứng, phần mềm cần thiết; đồng thời duy trì tính ổn định và bảo mật của hệ thống.
  • Kỹ sư phần mềm: không chỉ là những người có kiến thức về cấu trúc phần mềm, biết cách thiết kế, bảo trì... phần mềm mà còn hiểu về phần cứng và cách xây dựng, phát triển tổng thể phần mềm.
  • CTO (giám đốc công nghệ thông tin): Là một vai trò quyền lực, chịu trách nhiệm quản lý tổng thể cho phòng ban CNTT, kỹ thuật của doanh nghiệp, CTO là vị trí mơ ước của nhiều người. Và đương nhiên, thông thường thì bạn sẽ cần nhiều năm phấn đấu để thăng tiến lên đến vai trò này. Đổi lại, thu nhập, vị thế, danh tiếng của bạn sẽ rất cao. Thậm chí, bạn cũng có thể cân nhắc tự khởi nghiệp.

2.2. Digital Marketing

Digital Marketing khác với hình thức Marketing truyền thống trước đây ở chỗ: tiếp cận và tác động tới khách hàng mục tiêu thông qua các kênh Digital (Kỹ thuật số) như: Internet, điện thoại, máy tính, TV... Vì thế Digital Marketing là một sự thay đổi hoàn hảo trong thời đại số và được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động kinh doanh. Đây là một ngành luôn có nhu cầu tuyển dụng rất cao, cùng với mức thu nhập ổn định tùy theo vị trí đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Sau đây là một số vị trí trong ngành Digital Marketing:

  • Content Marketing: Là người sáng tạo nội dung các sản phẩm dịch vụ, truyền thông tuyển dụng,... cùng với lên kế hoạch và có thể là chiến lược để đảm bảo lượng traffic và thứ hạng Google của công ty tăng lên.
  • SEO Manager: là người điều hướng nội dung và cải thiện content của công ty, giúp tối ưu hóa các kết quả tìm kiếm trên các nền tảng digital.
  • Social Media Manager: Một người quản lý social media sẽ tập trung vào lên lịch đăng, tạo các bài post và giám sát các bài đăng trên social media. Xem mức độ tương tác các bài đăng trên đó có hiệu quả hay không, để có hướng đi cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Digital Marketing Manager: Giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và toàn bộ chiến lược marketing tổng thể của cả doanh nghiệp, chia nhỏ từng nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ. Công việc sẽ liên quan đến việc tăng độ nhận diện thương hiệu, điều hướng traffic để có được những khách hàng mới.
  • Marketing Automation: Đây là một công việc thiên về công nghệ nhiều hơn, tham gia vào việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch. Bạn sẽ được tiếp xúc với những phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và tìm ra hành vi quan trọng của khách hàng.

2.3. Logistic

Logistic 4.0 là việc kết hợp chặt chẽ giữa các chuỗi cung ứng với dữ liệu. Sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0 giúp việc sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ trở nên dễ dàng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Các doanh nghiệp trong một số ngành vận tải đã và đang áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó có các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và công nghệ mới. Về vấn đề nhân lực, trong giai đoạn 2017-2020, ngành Logistics Việt Nam cần thêm khoảng 20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn. Chính vì thế ngành Logistic cũng đang đòi hỏi nhu cầu nhân sự rất cao trong thời 4.0.

2.4. Công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học đang ngày càng phổ biến hơn với khả năng ứng dụng vào đời sống sản xuất của xã hội hiện đại, được đánh giá là một trong những ngành nghề mũi nhọn của Kỷ nguyên số. Ngành này bao gồm nghiên cứu và vận dụng các hệ thống sống như động thực vật, vi sinh,... cùng với thiết bị kỹ thuật và công nghệ để tạo ra một sản phẩm phục vụ lợi ích con người. Điều này đồng nghĩa với việc xuất hiện nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong ngành. Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

3. Xu hướng tuyển dụng 4.0

Theo khảo sát của một trang tuyển dụng hàng đầu thế giới, 69% nhà tuyển dụng cho biết mọi công việc về cơ bản có liên quan tới công nghệ trực tuyến, bởi một số công việc phải làm của họ phụ thuộc vào khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ khác nhau. Vì vậy xu hướng tuyển dụng các ngành liên quan đến công nghệ trong thời đại 4.0 luôn ở mức cao nhất so với các ngành khác. Trong các lĩnh vực công nghệ giàu tiềm năng như Mobile Game, Blockchain, IoT, AI..., các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam có đủ tiềm năng và cơ hội để cạnh tranh trên thị trường thế giới, thậm chí là cái nôi cung cấp nguồn nhân sự giỏi cho thế giới.